Mô tả sản phẩm
Băng cối gốc A.V.T Sóng Nhạc 4, cuốn băng nhạc xưa (băng akai) Vietnam original reel to rell tape 7 1/2 ips
Băng cối gốc Tam Ca Trào Phúng A.V.T (Ban Kích Động Nhạc A.V.T), cuốn băng Sóng Nhạc 4, băng gốc Việt Nam xưa
Cuốn băng Akai nhạc xưa của Sóng nhạc 4 với những ca khúc tuyển chọn và rất nổi tiếng của ban nhạc Tam Ca Trào Phúng A.V.T
Mặt A
Du Xuân Lữ Liên
Chúc Xuân Lữ Liên
Đánh Cờ Thơ : Hồ Xuân Hương, Phổ Nhạc : Trần Tân Thanh
Tiên Hạ Giới Lữ Liên
Thân Tôi Hai Vợ ( Ban SỐ DZÁCH ) Đồng Xuân Thanh
Lơ Thơ Tơ Liễu Phạm Duy
Du Xuân Qua Đèo Ba Dội Duy Nhượng
Mặt B
Tam Nghiệp Lữ Liên
Ông Nội Trợ Lữ Liên
Trấn Thủ Lưu Đồn Phạm Duy
Chàng Độc Thân (Ban SỐ DZÁCH ) Đông Xuân Thanh
Tuổi Đôi Mươi Lữ Liên
Trai Gái Thời Đại Phụng Tiên
Trăng Sáng Đêm Rằm Lữ Liên
Lưu ý:
Chúng tôi chỉ giao lưu chia sẻ những cuốn băng cối gốc xưa sưu tầm được
KHÔNG NHẬN SAO CHÉP, SANG BĂNG – XIN QUÝ KHÁCH THÔNG CẢM
BAN TAM CA TRÀO PHÚNG AVT ( KÍCH ĐỘNG NHẠC A.V.T )
AVT là tên của một ban tam ca trào phúng đã đi vào lịch sử âm nhạc Việt Nam với tính chất châm biếm và hài hước, nhiều khi xen lẫn với một sự mỉa mai của nó.
Nhắc đến AVT, chắc chắn phải nhắc đến người được coi là linh hồn của ban tam ca này là nhạc sĩ lão thành Lữ Liên mặc dù ông không phải là người thành lập ra ban tam ca này…
Giọng ca của 3 thành viên AVT này rất đều. Họ có thể lên cao tới “nốt” Sol cao và xuống đến Sol thấp. Theo nhận xét của nhạc sĩ Lữ Liên thì giọng của Vân Sơn trội hơn cả so với 2 người khác trong ban. Hình ảnh đặc biệt của AVT là lúc trình diễn họ đều mặc quốc phục với khăn đóng, áo dài và tự đàn lấy để hát. Trước khi chuyển qua sử dụng những nhạc khí dân tộc thì Anh Linh chơi guitar, Vân Sơn chơi trống và Tuấn Đăng sử dụng contre-bass. Những tiết mục linh động và tươi vui của AVT thật sự đã mang lại cho sinh hoạt phòng trà thời đó thêm rất nhiều sống động.
Tất cả những nhạc phẩm này đã khiến tên tuổi AVT càng này càng lên cao. Ngoài những sáng tác của nhạc sĩ Lữ Liên, nhạc sĩ Anh Bằng cũng sáng tác cho ban tam ca này một nhạc phẩm nổi tiếng khác có tựa đề là Huynh Đệ Chi Binh, thêm vào đó là một sáng tác của Duy Nhượng là bài Ai Lên Xe Bus…
Sau những bài hát trào phúng được nhắc tới ở trên là đến một lọat những bài khác được nhạc sĩ Lữ Liên sáng tác cho ban AVT trình bầy như Ba Bà Mẹ Chồng, Cờ Người, Em Tập Vespa, vv… Đó là những nhạc phẩm đã lót đường cho ban AVT thăng tiến rất nhanh. Ngoài những lời lẽ châm biếm trong những bài hát trước đó, người nghe còn cảm thấy rất thích thú với những bài hát được Lữ Liên sáng tác với hình thức lời thanh mà ý tục, tương tự những thi phẩm nữ sĩ Hồ Xuân Hương, trong đó có tác phẩm Cờ Người đã được phổ nhạc hoàn toàn mang chất AVT độc đáo…
Trong khoảng thời gian từ 60 đến 64, AVT đã được 2 hãng đĩa Sóng Nhạc và Việt Nam mời thu đến 20 đĩa nhạc và băng nhạc. Và AVT còn nhận lời trình diễn cho các phòng trà ca nhạc và vũ trường lớn ở Sài Gòn như Queen Bee, Quốc Tế, Bồng Lai, vv…
Vào năm 1965, nhạc sĩ Hoàng Hải rời nhóm. Nhạc sĩ Lữ Liên được mời vào thay thế và trở thành trưởng ban AVT từ đó. … Sau khi nhận lời trở thành một thành viên của AVT, lúc đó măc dù trong ban không còn ai mang tên có chữ có A ở đầu, nhưng Lữ Liên vẫn giữ nguyên cái tên AVT. Vì ông cho rằng tên đó đã đi sâu vào tâm hồn quần chúng. Nhưng ông đã đưa ra một vài đề nghị với một số thay đổi. Thứ nhất, với vai trò trưởng ban ông đổi danh xưng chính thức cho AVT là “Ban Tam Ca Trào Phúng AVT”, thay vì Ban Kích Động Nhạc AVT. Ngoài ra, còn có thêm một sự thay đổi quan trọng khác là loại bỏ 3 nhạc khí Tây Phương để chỉ sử dụng những nhạc khí cổ truyền Việt Nam. Từ đó Vân Sơn chơi Tỳ Bà, Tuấn Đăng chơi đàn đoản và Lữ Liên sử dụng đàn nhị tức đàn cò…
Trích nguồn: Nhạc sĩ Lê Minh